TRIỂN VỌNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRONG NĂM 2019-2030 PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO ?

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN MÁI NHÀ

Khu vực miền Trung và miền Nam có tiềm năng lớn về điện mặt trời với độ bức xạ đạt từ 4,2 – 4,8 kWh/m2/ngày. Đặc biệt, các thành phố tại các khu vực này đều có tiềm năng lớn về điện mặt trời trên mái nhà. Theo kết quả nghiên cứu đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời trên mái nhà của Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới năm 2017, khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 316.535 tòa nhà có tiềm năng điện mặt trời trên mái với tổng diện tích khoảng 50,4 triệu m2, tổng công suất khoảng 6.380 MWp tương đương 17,9 triệu MWh/n4m; khu vực ngoại thành có tiềm năng điện mặt trời trên mái nhà ước tính sơ bộ khoảng 29.000 MWp. Khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng có khoảng 148.882 tòa nhà có tiềm năng diện mặt trời trên mái với tổng diện tích khoáng 9,15 triệu m2, tổng công suất khoảng 1.140 MWp tương đương 3,23 triệu M Wh/năm; khu vực ngoại thành có tiềm năng diện mặt trời trên mái nhà ước tính sơ bộ khoảng 1.000 MWp.       

Qua tính toán cung cầu điện đến năm 2030, việc đảm bảo cung ứng điện toàn quốc, đặc biệt là đối với miền Nam trong thời gian tới có nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể:

Các nguồn điện đã được khởi công xây dựng để đưa vào vận hành trong 5 năm tới rất thấp so với yêu cầu tại Qui hoạch diện VII điều chinh. Theo Qui hoạch diện VII điều chỉnh trong 5 năm 2018-2022, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành là 34.864 MW, trong đó nhiệt điện là 26.000MW. Thực tế hiện nay chỉ có 7 dự án nhiệt điện than trên 7.860 MW đã được khởi công và đang triển khai xây dựng. Như vậy, còn trên 18.000 MW/26.000 MW các dự án nhiệt điện than dự kiến vào vận hành trong 5 năm tới nhưng đến nay chưa được khởi công xây dựng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng điện các năm tiếp theo. Đối với điện khí, việc đảm bảo nguồn nhiên liệu cho phát điện còn tiềm ẩn rủi ro, tiến độ các dự án điện khí bị chậm tiến độ.

Nhiều dự án nguồn điện, nhất là các dự án nhiệt điện tại miền Nam có thể sẽ tiếp tục bị chậm tiến độ so với đánh giá tại thời điểm hiện nay. Trong trường hợp các dự án nguồn điện tiếp tục bị chậm tiến độ so với cập nhật hiện nay đểu ảnh hưởng đến cung cấp điện quốc gia, đặc biệt cứ mỗi dự án nhiệt điện than (1.200MW) tại miền Nam bị chậm tiến độ sẽ làm mức độ thiếu điện tại miền Nam tăng thêm từ 7,2+7,5 tỷ kWh/năm. Hệ thống điện gần như không có dự phòng trong các năm 2021 -2025 nên trong trường hợp các tô mây nhiệt điện vận hành không ổn định, hoặc không đảm bảo cung cấp than cho phát cũng sẽ ảnh hưởng việc đảm bảo cung ứng điện.

Trong bối cảnh này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời nói chung và cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mái nhà tại nói riêng tại Quyết định 11 rất kịp thời, phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới, đáp ứng nhu cầu điện năng, đảm bảo an toàn cung cấp điện. Điện mặt trời trên mái nhà có tính chất phân tán, được tiêu thụ tại chỗ, có thời gian phát chủ yếu vào ban ngày, vì vậy, làm giảm áp lực về phụ tải lưới điện, giảm gánh nặng của nhà nước về đầu tư lưới điện truyền tải, huy động và khuyến khích khách hàng sử dụng điện các thành phần (sinh hoạt, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ) tham gia vào đầu tư cung ứng điện. Cơ chế điện mặt trời trên mái nhà là một trong những giải pháp đảm đảo cáp điện trong thời gian tới, đặc biệt cho khu vực có nguy cơ thiếu điện tại miền Trung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *