Hiệu quả từ hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại Quảng Bình

Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà mang là mô hình phát triển năng lượng tái tạo mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội: Nhà nước giảm tiền đầu tư nhà máy điện, trạm biến áp, đường dây; Các công ty điện lực giảm quá tải và sự cố điện; Đối với vùng sâu, vùng cao, hải đảo… điện mặt trời trên mái nhà đem lại hiệu quả cao về mặt chính trị, xã hội. Ngoài ra, hộ tiêu thụ điện giảm chi phí tiền, được bán điện cho công ty điện lực với giá cao hơn giá mua điện bậc 1-2-3… Là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Quảng Bình có số giờ nắng bình quân trong năm từ 1700 đến 2000 giờ với cường độ bức xạ nhiệt từ 4,6 – 5,2 kWh/m2/ngày được các chuyên gia trên lĩnh vực năng lượng đánh giá là địa phương có điều kiện tốt để ứng dụng năng lượng mặt trời. Để phát huy các tiềm năng và lợi thế sẵn có của địa phương, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công văn số 651/UBND-KT với nội dung khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư phát triển điện mặt trời trên mái nhà tại các trụ sở cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trang trại chăn nuôi, mái nhà của hộ gia đình. Chuyên gia của Solarquangbinh.com sẽ chia sẻ một vài thông tin nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về cơ chế, hiệu quả của hệ thống điện mặt trời trên mái nhà:

  1. Khái niệm

Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà là dự án điện mặt trời trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức, cá nhân làm chủ đầu tư có đấu nối và bán điện lên lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

  1. Cơ sở pháp lý

Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam; Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam; Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13 tháng năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng, tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 -2030; Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời; Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16.2017/TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời; Công văn số 651/UBND-KT ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu đầy đủ nội dung các văn bản pháp lý trên sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức hiểu rõ hơn về cơ chế, chính sách áp dụng trong quá trình đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà.

Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà do Solarquangbinh.com lắp đặt tại Đồng Hới
  1. Cơ chế mua bán điện

Theo Thông tư 05/2019-BCT, các dự án ĐMTMN được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều. Giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là tiền Việt Nam đồng (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).

Năm dự án Giá mua điện (VNĐ) Tỉ giá VNĐ/ USD
Trước 01/01/2018 2.086 đồng/kWh (9,35 UScents/kWh) 22.316 đồng/USD
01/01/2018 31/12/2018 2.096 đồng/kWh (9,35 UScents/kWh) 22.425 đồng/USD
01/01/2019 31/12/2019 2.134 đồng/kWh (9,35 UScents/kWh) 22.825 đồng/USD
Từ 2020 tiền Việt Nam đồng tương đương với 9,35 UScents/kWh Theo tỉ giá NHNN ngày 31/12 của năm liền trước
  1. Hiệu quả của hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà

Tùy thuộc quy mô lắp đặt mà hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có thể cung cấp hoàn toàn 100% lượng điện năng cho khách hàng (ban ngày phát dư lên lưới điện, ban đêm sử dụng ít hơn); hoặc làm giảm chỉ số tiêu thụ điện năng (khách hàng trả tiền mua điện mức giá thấp, bậc 1-2-3), không mất chi phí, hoặc giảm chi phí tiền mua điện giá cao (bậc 4-5-6). Phần điện dư thừa được các công ty điện lực mua lại với giá tương đương với 9,35 UScents/kWh (2134 VNĐ/kWh, theo giá năm 2019). Vào thời gian cao điểm sử dụng điện, hoặc mùa nắng nóng, các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà phát điện tự cung cấp một phần, hoặc toàn phần nhu cầu phụ tải của hộ tiêu thụ, và có thể phát lên lưới điện giúp giảm quá tải các trạm biến áp, giảm khả năng sự cố điện. Phần mái nhà được cách nhiệt bằng hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời giúp giảm nóng cho ngôi nhà, khu sản xuất, văn phòng và giảm công suất tiêu thụ điện của máy lạnh. Hệ thống không sử dụng ắc quy do đó không phải tốn chi phí đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng ắc quy. Đặc biệt, hệ thống này có tuổi thọ kéo dài trên 30 năm giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế và môi trường.

Solarquangbinh Trao chất lượng – Nhận niềm tin

Theo phân tích tài chính của solarquangbinh.com, bình quân mỗi hệ thống điện mặt trời trên mái nhà sẽ hoàn vốn đầu tư trong khoảng thời gian từ 60 tháng đến 66 tháng. Trong khi đó tấm pin năng lượng mặt trời do solarquangbinh.com lắp đặt đều có thời gian bảo hành 25 năm.Ví dụ: mỗi hệ thống 5kWp có mức đầu tư 90 triệu đồng bình quân mỗi tháng sẽ sản xuất được 650kWh, Bình quân gia đình sẽ tiết kiệm được 1.300.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *